Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Huyền thoại về Long Mạch ở dãy Hoành Sơn

Huyền thoại về Long Mạch ở dãy Hoành Sơn 

Nhân đọc chuyện “Cao Biền trảm long Trà Khúc” của Thùy Dương Tử và “Huyền thoại Cao Biền yểm đất ở dãy Đèo Cả” của cô Văn Uyên đăng trong tạp chí Phổ Thông số 244 và 247, 

Tôi sực nhớ đến chuyện ông thầy địa lý Tàu nào đó (có phải con cháu của Cao Biền chăng? ) âm mưu đào đứt long mạch dòng sông CÔN dưới chân HOÀNH SƠN, khiến cho nhà Tây Sơn suy vong để trả thù 3 anh emTây Sơn đã chiếm mất long huyệt của ông tìm ra hay là để ngăn ngừa mầm mống của Việt tộc phương Nam? Vậy xin chép thuộc ra sau đây để góp thêm một huyền thoại về long mạch. 



Hoành Sơn một đại địa: 
Hoành Sơn còn gọi là núi Ngang nằm trong dãy Tây Sơn thuộc địa phận xã Bình Tường quận Bình Khê tỉnh Bình Định. Hoành Sơn không cao (364m) nhưng dài và rộng, ở xa trông rất tuấn tú, khôi hùng. Theo cácnhà phong thủy Tàu và địa phương cho biết thì Hoành Sơn là đại địa và hiện tại Hoành sơn là một trong “Nhị thập bác cảnh” của Bình Định. Vìchung quanh Hoành sơn có nhiều ngọn núi bao bọc, mỗi ngọn mang một dáng dấp cổ vật như Núi Bút (Trưng sơn), Núi Nghiên (Nghiên sơn), Núi Ấn (Ấn sơn), Núi Kiếm (Kiếm sơn), Núi Trống (Cổ sơn), Núi Chiếng (Chung sơn), trước mặt là ba dãy gò cao đá mọc giăng hàng rông như quân chầu, hổ phục, phía dưới là hai phụ lưu sông CÔN từ phía Tây và phía Bắc chay ra họp nhau ở địa đầu thôn Phú Phong như hai cánh tay người mẹ ôm chặt lấy Hoành sơn. Địa thế thật cũng đáng gọi là long bàn hổ cứ. 
Đọc thêm »

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét